TRƯỜNG MẦM NON NAM HỒNG XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG THÂN THIỆN CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON

TRƯỜNG MẦM NON NAM HỒNG XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG THÂN THIỆN CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON

   Trường mầm non là môi trường giáo dục đầu tiên của trẻ vì vậy chúng ta cần tạo ra một môi trường giáo dục tốt nhất gần gũi thân thiện với trẻ để chăm sóc, giáo dục những mầm non tương lai của đất nước. Việc xây dựng môi trường thân thiện và các hoạt động giáo dục và vui chơi luôn mang tinh chất thân thiện thoải mái, có tính sáng tạo là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục mầm non phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp và khả năng của trẻ; đẩy mạnh tích hợp, chú trọng giáo dục đạo đức, hình thành và phát triển kỹ năng sống, hiểu biết xã hội phù hợp với độ tuổi của trẻ. Để làm được điều này Trường Mầm non Nam Hồng "Xây dựng môi trường thân thiện cho trẻ trong trường mầm non"

                     Hình ảnh trẻ chơi hoạt động góc.

Không có mô tả.

              Hình ảnh trẻ chơi với các con vật ở khu vui chơi và phát triển thể chất.

     Môi trường thân thiện luôn gần gũi với trẻ trong mọi lúc, mọi nơi tạo ra các hoạt động vui chơi học tập mang tính sáng tạo, trẻ được trải nghiệm  trong cuộc sống hàng ngày một cách thân thiện và gần gũi.Thực hiện phương châm “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, “Giáo dục không chỉ chuẩn bị cho cuộc sống mà giáo dục phải chính là cuộc sống của trẻ”, thì việc chung tay xây dựng môi trường sống và học tập thân thiện trong trường mầm non cho trẻ là trách nhiệm của toàn đội ngũ giáo dục trong nhà trường, của gia đình trẻ và cộng đồng xã hội. Sự tham gia của trẻ chính là chủ thể của quá trình giáo dục. Môi trường của trẻ ở trường mầm non bao gồm: môi trường tâm lý- xã hội; môi trường thiên nhiên và môi trường vật chất.

                     Hình ảnh trẻ đóng vai chú cảnh sát giao thông.

     Cứ mỗi buổi sáng sau giờ đón trẻ các con lại phấn khởi khi nghe nhạc thể dục buổi sáng sôi động, được trình duyệt qua các vũ điệu khác nhau…

             Hình ảnh trẻ tập theo bài “Dân vũ rửa tay” dưới sân trường.

 

              Hình ảnh đồ dùng tự làm của cô phục vụ cho học tập và vui chơi cho trẻ

        Môi trường tâm lý xã hội bao gồm các mối quan hệ có liên quan và hỗ trợ lẫn nhau, tạo bầu không khí ấm cúng, thoải mái và an toàn cho trẻ. Mọi trẻ đều cảm thấy được cô yêu thương và được đối xử công bằng. Tạo tâm lý tin cậy, mong muốn sẻ chia, gần gũi, biết cách lắng nghe trẻ, chia sẻ cảm xúc kinh nghiệm, chia sẻ ý tưởng…,

    Nhà trường chỉ đạo các nhóm lớp những trẻ sinh cùng ngày, tháng, năm tổ chức sinh nhật cho các con tạo động lực xây dựng môi trường thân thiện giữa cô và trẻ, trẻ luôn cảm nhận thấy sự ấm áp trong vòng tay cô cũng như tình cảm của bạn bè.

                   Hình ảnh lớp tổ chức sinh nhật cho trẻ.

    Cô luôn là người khuyến khích trẻ bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ và tự tin diễn đạt trước đám đông, động viên trẻ tự tin vảo bản thân bằng các câu nói “Con sắp làm được rồi”, “Không sao đâu”, “Làm lại đi nào”…. Cần kiên nhẫn đối với trẻ, tránh thúc ép căng thẳng khi luyện tập, tôn trọng sự khác biệt, tôn trọng ý kiến cá nhân của trẻ, tạo cơ hội cho trẻ tự phục vụ và giúp đỡ lẫn nhau. Không cần can thiệp quá nhiều vào quá trình trẻ chơi, nếu không cần thiết. Cân bằng giữa hoạt động tự do và hoạt động có chủ đích. Không hù dọa, chê bai, trách mắng, đánh trẻ, cô luôn tươi cười với trẻ luôn tạo ra các hoạt động không gây gò bó trẻ, trong các hoạt động.

Hình ảnh cô và hoạt động thả cá và quan sát cá bơi.

      Môi trường thiên nhiên chính là không gian sống thân thiện, trẻ có cảm giác được sống an toàn, được tiếp xúc gần gũi với thiên nhiên là điều kiện tác động mạnh mẽ đến cảm xúc, hành vi của trẻ.
      Cần đủ ánh sáng, không khí trong lành, tận dụng các khoảng trống để trồng cây, cỏ, hoa, rau… Chọn các loại cây thích hợp để trồng cho trẻ quan sát, thực hành chăm sóc, khám phá thử nghiệm và bảo vệ.

                   Hình ảnh trẻ tưới cây và bắt sâu, lau lá.

     Có thể nói xây dựng môi trường thân thiện trong trường mầm non tạo sự gần gũi cho trẻ sẽ góp phần giúp trẻ phát triển nhân cách toàn diện, là trách nhiệm của mỗi nhà giáo, mỗi gia đình và toàn xã hội, cho thế hệ măng non phát triển toàn diện./.